Phong cách thiết kế nội thất văn phòng đem đến những tiện ích bất ngờ cũng như thẩm mỹ cho không gian văn phòng. Phong cách thiết kế nội thất thường được đổi mới theo từng thời điểm, phụ thuộc vào thị hiếu người sử dụng cũng như xu hướng toàn thế giới.
Hãy cùng PVDecor chiêm ngưỡng phong cách thiết kế nội thất văn phòng nổi bật đẹp năm 2023 đang được ưa chuộng hiện nay tại Việt Nam cũng như trên thế giới.
1. Phong cách thiết kế nội thất văn phòng đẹp phổ biến nhất
1.1. Thiết kế nội thất văn phòng tối giản
Thiết kế nội thất văn phòng tối giản tức là làm ra những trang thiết bị tối giản nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ công năng sử dụng. Đồng thời, nội thất được bố trí một cách ngăn nắp, gọn gàng nhằm thuận tiện nhất cho việc sử dụng của người dùng.
Đồ nội thất được tối giản hóa tương đối quen thuộc với nhiều người, dễ dàng nhận ra nhờ 3 đặc điểm cơ bản như sau:
Chất liệu: Nội thất được giữ nguyên chất liệu nguyên bản, không biến tấu quá cầu kỳ, giảm các chi tiết rườm rà. Các vật liệu để làm nội thất thường đa dạng như: gỗ ép, nhựa, plastic, sắt không gỉ, inox…
Màu sắc: Không quá rực rỡ mà nghiêng về gam màu trầm, ấm.
Công năng: Nội thất hướng đến tính công năng nhiều hơn tính thẩm mỹ.
Một sản phẩm nội thất có thể có nhiều công năng để tối ưu việc sử dụng. Tuy nhiên, nội thất tối giản vẫn đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ cơ bản là sự tinh tế, hài hòa với không gian văn phòng làm việc, phòng họp, phòng giám đốc.
Phong cách này sử dụng đồ nội thất văn phòng một cách tối giản nhất có thể, chỉ tập trung vào những đồ quan trọng nhất, tạo khoảng không gian rộng hơn, thoáng hơn và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
1.2. Thiết kế nội thất văn phòng hiện đại, sang trọng
Ngược lại với sự đơn giản, nội thất văn phòng sang trọng, hiện đại hướng đến tính thẩm mỹ, yếu tố hiện đại, tiện nghi nhiều hơn với các chất liệu đa dạng, thông minh, có giá thành cao.
Các trang thiết bị, máy móc đều áp dụng hình thức kỹ thuật số, kết nối internet, hướng tới sự tiện dụng, khoa học.
Bàn ghế làm việc, quầy dịch vụ, tủ đựng hồ sơ,… đều sử dụng chất liệu tốt, được gia công tỉ mỉ để đạt được vẻ đẹp tinh tế mà vẫn đảm bảo được công năng sử dụng.
Ghế ngồi: chất liệu thường sử dụng là da, nỉ, vải bọc nhung,…
Bàn, giá sách, tủ hồ sơ: chất liệu gỗ chống mối mọt, gỗ ép laminate,…
Sàn nhà: chất liệu gạch bóng, đá vân sang trọng, gạch mosaic,…
Ánh sáng sử dụng từ hệ thống đèn chiếu sáng được vận dụng một cách tinh tế, thường lựa chọn các loại đèn pha lê, đèn chùm treo trên trần,…
Những sản phẩm này sẽ giúp không gian văn phòng đảm bảo đủ ánh sáng, tăng thẩm mỹ cho nơi làm việc.
Thông thường, thiết kế nội thất văn phòng theo phong cách sang trọng sẽ áp dụng tại văn phòng chủ tịch, giám đốc công ty. Khu văn phòng chung thường hướng đến sự tối giản, tiện nghi hơn.
1.3. Thiết kế nội thất văn phòng công nghiệp
Mô hình văn phòng công nghiệp là sự kết hợp linh hoạt giữa không gian văn phòng và không gian nhà máy, xưởng xí nghiệp.
Đặc trưng của phong cách thiết kế nội thất này là đồ nội thất mô phỏng hình ảnh xí nghiệp, nhà máy, xưởng sản xuất,.. vào không gian văn phòng.
Nội thất văn phòng công nghiệp thường sử dụng hệ thống tường thô, trần thô không sơn, tạo cảm giác như một xưởng công nghiệp thật sự. Các hệ thống điện, nước,… hầu như được để lộ, cùng với các kết cấu dầm, đà được sử dụng làm điểm nhấn cho trần.
Vật liệu làm đồ nội thất được sử dụng thường là gỗ tự nhiên, thép, sắt không gỉ,… nhằm mang đến cảm giác “công nghiệp hóa” cho văn phòng.
1.4. Thiết kế nội thất văn phòng xanh
Thiết kế nội thất văn phòng xanh hay phong cách Eco là đưa những yếu tố thiên nhiên vào trong văn phòng nhằm đề cao yếu tố bảo vệ môi trường, thân thiện với tự nhiên.
Chính vì thế nên nội thất thường hướng đến những yếu tố nguyên bản tự nhiên, sử dụng những vật liệu an toàn cho sức khỏe người sử dụng, có nguồn gốc tự nhiên và thân thiện với môi trường, có khả năng tái chế, tái sử dụng.
Nội thất văn phòng xanh thường hướng đến các vật liệu thô mộc, thân thiện với môi trường. Các vật liệu có thể tái chế như gỗ, thủy tinh, sứ, giấy,… đặc biệt được sử dụng nhiều.
1.5. Thiết kế nội thất văn phòng Art Decor
Art Decor hình thành vào những năm 1920 và được phản ánh một cách rõ nét qua nhiều lĩnh vực như điện ảnh, thiết kế, hội họa.
Đây là phong cách chú trọng đến sự kết hợp linh hoạt giữa các mảnh đồ nội thất, các mặt cong và các diện không gian. Việc vận dụng hội họa lập thể trong thiết kế đem đến sự hài hòa về đường nét, bố cục không gian và nội thất.
Bên cạnh đó, xu hướng này cũng gọi tên một số chi tiết trang trí độc đáo như họa tiết da báo, họa tiết quân đội và zigzag, hình ảnh chim muông, các con thú.
Hệ thống ghế bành, sofa được vận dụng triệt để đối với phong cách thiết kế nội thất Art Decor. Đồng thời, các kiến trúc sư cũng cố gắng đưa những hình khối vào nội thất một cách đa dạng như khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối tròn,…
Màu sắc của đồ nội thất thiên về gam nóng như nâu vàng, cam sẫm, vàng sẫm,… Nếu bạn muốn không gian không quá bức bối, có thể thêm màu kem, màu beige để phối màu.
1.6. Thiết kế nội thất văn phòng mở
Thiết kế nội thất văn phòng mở quen thuộc với nhiều doanh nghiệp, công ty tại Việt Nam hiện nay, đặc biệt đây là xu hướng thiết kế nội thất hiện đại đang rất được ưa chuộng thay cho kiểu văn phòng truyền thống.
Nội thất văn phòng mở đề cao tính kết nối không gian và đem đến sự tiện nghi chung nhất để tất cả các nhân viên công ty đều có thể sử dụng.
Có thể nhận ra nội thất văn phòng mở nhờ 2 đặc điểm cơ bản sau:
- Hạn chế tối đa các bức tường lớn, kín bằng thạch cao hoặc bê tông. Các kiến trúc sư sẽ sử dụng kính cường lực trong suốt, bảng formica hay các tủ hồ sơ để kết hợp làm vách ngăn.
- Đồ nội thất thường được tích hợp nhiều chức năng để sử dụng thuận tiện hơn, đồng thời tiết kiệm được tối đa diện tích trong văn phòng.
Sở dĩ nội thất văn phòng theo xu hướng mở được ưa chuộng bởi nó đem lại nhiều ưu điểm như:
- Tạo môi trường làm việc thân thiện, tăng tính tương tác trong văn phòng, giúp quá trình trao đổi công việc dễ dàng hơn.
- Hiệu suất công việc tăng cao nhờ rút ngắn thời gian di chuyển, tăng khả năng tương tác trong công việc. Xây dựng mối quan hệ giữa nhân viên dễ dàng, tạo không khí hòa đồng,vui vẻ.
- Không gian thoáng đãng hơn, thoải mái, tránh gò bó, bí bách, nâng cao hiệu quả làm việc.
1.7. Thiết kế nội thất văn phòng đa sắc màu
Thiết kế nội thất văn phòng phong cách đa màu sắc chính là việc đưa màu sắc nổi bật vào không gian làm việc một cách có quy luật và mục đích thông qua các mẫu nội thất
Theo nghiên cứu của đại học Loyola (Maryland), màu sắc giúp tăng độ nhận diện thương hiệu lên đến hơn 80%. Do đó, việc thiết kế màu sắc nội thất dựa trên bộ nhận diện thương hiệu chắc chắn sẽ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Các văn phòng đa sắc màu không có sự hạn chế về số lượng màu sắc trong không gian. Tuy nhiên, hầu hết các màu sắc được sắp xếp theo công thức: 60% màu chủ đạo – 30% màu liên kết – 10% màu nổi bật.
Bạn cũng nên chú ý việc sử dụng màu sắc cho nội thất văn phòng sao cho phù hợp:
- Nội thất sáng màu, nền tường nhạt màu. Nếu lựa chọn đồ nội thất sáng màu với những gam ấm như vàng, đỏ, hồng,… bạn nên chọn màu nền tường là trung tính như đen, trắng, beige, kem,…
- Nội thất tông trầm, tường sáng màu. Ngược lại, đồ nội thất bạn có thể lựa chọn tông trầm đơn sắc như xanh thẫm > xanh nhạt > xanh pastel. Lúc này, bạn nên chọn màu tường có gam màu sáng hơn một chút như vàng paste để dễ dàng phối cùng tông màu xanh đơn sắc của nội thất.
1.8. Thiết kế nội thất văn phòng đa năng, linh hoạt
Nội thất cho văn phòng đa năng, linh hoạt sử dụng hướng đến sự tiện lợi cho người sử dụng hàng đầu.
Đồ nội thất thường được sử dụng linh hoạt, tích hợp nhiều công năng sử dụng để đem đến hiệu quả tối ưu nhất. Đồ nội thất của văn phòng linh hoạt, năng động không đòi hỏi về số lượng. Văn phòng có số lượng đồ ít nhưng tích hợp nhiều công năng khác nhau, tiện lợi cho việc sử dụng. Nội thất được bố trí thông thoáng, không dày đặc, chồng chéo lên nhau.
Không gian văn phòng linh động cũng được thiết kế mở, không gò bó chức năng của không gian. Nội thất ở phòng làm việc như bàn có thể gập gọn và di chuyển sang không gian pantry để ăn uống hay ghế ngồi có thể cài đặt chế độ thành giường nằm mini.
Nội thất văn phòng linh động hướng đến sự tiện nghi tối đa nhưng vẫn phải đảm bảo yếu tố gọn gàng, dễ di chuyển. Do đó, nội thất mô hình này thường được thiết kế với chi phí tương đối cao.
1.9. Thiết kế văn phòng cổ điển
Phong cách nghệ thuật cổ điển xuất phát từ Hy Lạp và La Mã cổ đại, đưa ra tiêu chuẩn về cái đẹp có tính cân đối với tỷ lệ vàng, sự chính xác đến hoàn hảo của Châu Âu
Do đó, một thiết kế nội thất văn phòng cổ điển phải đảm bảo đưa được phong cách nghệ thuật cổ điển vào văn phòng.
Phong cách cổ điển trong thiết kế nội thất chú trọng đến:
Đường nét hoa văn mang tính truyền thống và đậm chất nghệ thuật. Nội thất văn phòng cổ điển phải được thiết kế sao cho giữ được nét sang trọng và đậm chất châu Âu xưa, điển hình là văn hóa Phục Hưng, văn hóa thời kỳ Victoria.
Yếu tố tỷ lệ được đề cao trong thiết kế nội thất văn phòng cổ điển. Sự đăng đối được thể hiện rõ nét qua các cột trụ với kích thước giống nhau, đặt cân đối. Quy tắc đối xứng được đưa vào thiết kế, thể hiện trực tiếp tại các hoa văn trên tường, cột trụ hay ở viền của đồ nội thất như bàn làm việc, ghế gỗ, kệ sách,…
Gam màu trầm ấm kết hợp các đồ nội thất có chất liệu sang trọng như da, nhung, gỗ quý,… để đem lại cảm giác ấm áp cho không gian. Đồng thời, không thể bỏ qua các thiết kế chạm khắc, các đường phào chỉ mang đậm phong cách châu Âu.
1.10. Thiết kế nội thất văn phòng tân cổ điển
Phong cách tân cổ điển là một trào lưu nghệ thuật bác bỏ quan điểm thiết kế quá tự nhiên của Rococo và thiết kế quá hà khắc về tỷ lệ của phong cách cổ điển.
Bởi vậy, phong cách tân cổ điển trong thiết kế văn phòng chính là sự kết hợp hài hòa giữa nét nghệ thuật cổ điển với các tính năng văn phòng hiện đại.
Phá bỏ những chi tiết cầu kỳ, rườm rà để hướng đến sự thanh lịch, tinh tế hơn. Các màu sắc của đồ nội thất vẫn nghiêng về gam màu nâu vàng tương tự phong cách cổ điển.
Đồ nội thất không cần có kích thước quá lớn, đồ sộ mà chuyển sang hướng cân đối, hài hòa với không gian.
Về tỷ lệ trong thiết kế, phong cách tân cổ điển cho phép đồ nội thất không cần có độ chính xác tuyệt đối, không sai số hay đòi hỏi tỷ lệ vàng. Nội thất được bài trí cân đối, hài hòa theo mắt nhìn và phù hợp với không gian của văn phòng.
Các chất liệu được sử dụng để làm nội thất thường là da, đệm bọc da,… kết hợp với những hoa văn được xuất hiện hợp lý, tạo nên vẻ đẹp sang trọng cho không gian văn phòng. Thông thường, hoa văn chỉ xuất hiện trên tay vịn ghế, vòm cửa, chân bàn, ghế,… để hạn chế tối đa cảm giác nặng nề, rườm rà trong thiết kế.
1.11. Thiết kế nội thất văn phòng Retro
Phong cách thiết kế Retro bắt nguồn từ Bắc Âu vào những năm 50 kết hợp với nhiều yếu tố hiện đại của thời đại.
Văn phòng phong cách Retro thường mang giá trị hoài cổ ở không gian, màu sắc kết hợp với các đồ nội thất, thiết bị văn phòng thường là những màu tông đỏ, xanh coban, đen, trắng,…
Phong cách thiết kế nội thất Retro có những đặc điểm nổi bật sau:
- Đồ nội thất đơn giản, tinh tế được cách tân từ những đường nét cổ điển, xây dựng được hình ảnh sang trọng và thời thượng cho không gian.
- Thường sử dụng những gam màu nguyên bản như xanh, trắng, đen, đỏ,… kết hợp đối lập nhau để tạo nên vẻ đẹp rực rỡ và năng động cho không gian làm việc.
- Thường sử dụng đồ decor có nhiều chi tiết nhỏ, màu sắc và họa tiết nổi bật nhưng vẫn khơi gợi được cảm giác hoài cổ như gạch bông, loa nghe đĩa, đèn tròn dáng dài treo trên trần.
1.12. Thiết kế nội thất văn phòng đương đại
Nội thất văn phòng phong cách đương đại chính là xây dựng không gian mang các yếu tố hiện đại của thế kỷ 21.
Không gian văn phòng được cân bằng giữa các hình khối, đường thẳng và các yếu tố điêu khắc, nghệ thuật. Những gam màu táo bạo được được đưa vào văn phòng để tạo ra không gian sáng tạo và mới mẻ.
Thiết kế văn phòng đương đại áp dụng tối đa nghệ thuật đương đại, nhằm tạo nên nét đặc sắc như sau:
- Màu sắc: Thường sử dụng màu nền chủ đạo là các màu trung tính, đen – trắng kết hợp với đồ nội thất có gam màu nổi bật như đỏ, vàng, cam,…
- Tận dụng các chi tiết thô: Các chi tiết như tường thô không sơn, trần để trống, tường gạch, xi măng,… thường xuyên xuất hiện.
- Vật liệu: Vật liệu từ bàn ghế, giá sách hay các thiết bị văn phòng khác được sử dụng đa dạng từ gỗ đến kim loại.
- Ánh sáng: Đèn trang trí được áp dụng phổ biến trong thiết kế nội thất văn phòng. Hệ thống đèn không chỉ đảm bảo yếu tố chiếu sáng mà còn hướng đến kiểu dáng sang trọng.
1.13. Thiết kế nội thất văn phòng truyền thống
Thiết kế nội thất văn phòng truyền thống có sự phân chia rõ ràng, phục vụ nhu cầu sử dụng của từng cá nhân, từng bộ phận.
Văn phòng truyền thống có đặc điểm không gian khép kín, đồ nội thất thường sử dụng là bàn dãy dài, tủ lưu trữ, hộc tủ chiếm diện tích lớn trong diện tích sử dụng của văn phòng.
Nội thất truyền thống có thể dễ dàng nhận ra nhờ những đặc điểm cơ bản như sau:
- Vật liệu: Gỗ trở thành vật liệu chính được sử dụng trong các thiết kế nội thất văn phòng truyền thống. Các loại gỗ đa dạng như MFC lõi xanh có khả năng chống ẩm, MDF có độ bền tốt, không bị trương rộp kể cả khi trời nồm; gỗ HDF có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt.
- Hình dáng: Chỉ mang những hình dáng cơ bản, không cầu kỳ cách thức trang trí. Bàn làm việc thường được thiết kế với mặt nhẵn, không có thêm giá sách. Ghế ngồi cũng là dạng ghế gỗ 4 chân, không có chức năng xoay dễ dàng như ghế xoay 3 chân, 4 chân.
- Công năng: Thiết kế đơn giản, hầu hết nội thất văn phòng truyền thống chỉ phục vụ những chức năng nhất định. Ghế ngồi không thể ngả ra làm thành giường nghỉ cá nhân, vách ngăn không thể làm thành bảng viết. Các công năng đề cao sự chuyên biệt hóa nên thường có độ bền cao.
1.14. Thiết kế nội thất văn phòng sáng tạo, độc đáo
Hiện nay, phong cách thiết kế nội thất văn phòng sáng tạo được ưa chuộng bởi nó không có bất cứ quy tắc nào trong thiết kế và bố trí nội thất
Văn phòng độc đáo sáng tạo thường có sự phân chia không gian lạ mắt và độc đáo bằng các vách kính cường lực, vách lửng, tấm nhựa panel… Hình khối không gian được sắp đặt mới mẻ và hiện đại, có khả năng kích thích sự sáng tạo trong công việc.
Đồng thời đồ nội thất sử dụng không có bất kỳ quy tắc nào, có thể sử dụng vật liệu tái chế, cũng có thể sử dụng các vật liệu cao cấp hay các vật liệu tự nhiên như gỗ tùy theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp.
Nội thất văn phòng sáng tạo, độc đáo cho phép doanh nghiệp lồng ghép văn hóa công ty một cách đặc biệt. Ví dụ logo thương hiệu có thể in lên mặt bàn tròn khu pantry, vận dụng màu sắc trong bộ nhận diện để làm màu nền của đồ nội thất bằng cách sơn phủ bóng.
2. Phong cách thiết kế nội thất văn phòng theo quốc gia
Các thiết kế nội thất văn phòng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi phông nền văn hóa đặc trưng của một số quốc gia.
Những yếu tố như hoa văn, họa tiết, các đường nét, duy mỹ hay duy cảm,… sẽ đem đến những thiết kế khác biệt. Cùng PVDecor tìm hiểu những phong cách thiết kế nội thất văn phòng theo quốc gia nổi bật dưới đây.
2.1. Thiết kế nội thất văn phòng Á Đông
Nội thất văn phòng kiểu truyền thống Á Đông là đem những yếu tố thể hiện văn hóa các nước khu vực Á Đông vào sản phẩm nội thất cũng như không gian văn phòng.
Đồ nội thất được kế thừa các vẻ đẹp truyền thống, phát huy tinh hoa của hiện đại góp phần tạo nên không gian văn phòng làm việc lý tưởng cho nhân viên.
Đồ nội thất hường được làm bằng gỗ với những đường nét đơn giản, chạm khắc tinh tế thể hiện sự giao thoa văn hóa. Bên cạnh đó, những chất liệu như vải họa tiết, thảm họa tiết,… đặc biệt được yêu thích và đưa vào decor.
Màu sắc của nội thất văn phòng Á Đông dựa trên phổ hệ màu sắc của các vùng văn hóa lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,… Do đó, sắc đỏ, sắc xanh sắc vàng,… thường dễ thấy nhất trong các sản phẩm nội thất văn phòng.
2.2. Thiết kế nội thất văn phòng Scandinavian
Tên gọi Scandinavian dùng chỉ chỉ vùng Bắc Âu, là nơi người Viking sinh sống. Vùng đất này có điểm đặc biệt là được bao phủ bởi tuyết trắng, các ngôi nhà cũng được sơn trắng ấn tượng.
Phong cách thiết kế nội thất Scandinavian dùng để chỉ những thiết kế chú trọng vẻ đẹp tự nhiên, tối giản gây ấn tượng bởi sắc trắng.
Nội thất phong cách Scandinavian thường sử dụng chất liệu gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp với những đường vân tinh tế. Scandinavian đề cao những vật liệu thô mộc khác như đá rối, sỏi,…
Kết hợp với màu nền trắng của văn phòng, đồ nội thất theo phong cách Scandinavian cũng được lựa chọn tông trắng đặc trưng. Màu trắng biểu trưng cho tuyết, mang đến không gian mát mẻ và thoáng đãng.
2.3. Thiết kế nội thất văn phòng Rustic
Rustic là phong cách thiết kế đề cao vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc của những khu rừng nguyên sinh.
Phong cách này bắt nguồn từ Mỹ, lấy cảm hứng thô mộc để thiết kế nội thất. Vì vậy, nội thất văn phòng phong cách Rustic sẽ đem đến cho bạn cảm giác rõ nét về núi rừng thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ.
Đặc điểm của nội thất văn phòng Rustic chính là tối ưu sử dụng các vật liệu thô mộc hoặc để nguyên bản như tường gạch, trần thô, xi măng không tráng, gỗ,… để xây dựng không gian làm việc mới mẻ và sáng tạo.
Rustic hướng đến núi rừng hoang sơ nên màu sắc chủ đạo thường thiên về những tông màu trầm. Màu nâu sẫm của gỗ, của những thân cây cổ thụ; màu vàng sẫm của vùng đất mùn hay màu xanh lá sẫm của lá cây.
Cũng giống một số phong cách lấy thiên nhiên làm cảm hứng, các thiết kế nội thất của phong cách Rustic cũng tương đối đơn giản, không đòi hỏi phải trang trí cầu kỳ. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở nội thất đó là sự tự nhiên, sự hoang sơ nguyên bản của các nước Âu Mỹ.
2.4. Thiết kế nội thất văn phòng phong cách Nhật Bản
Nhật Bản là đất nước duy mỹ, có tính kỷ cương cao. Điều này cũng ảnh hưởng đến phong cách thiết kế nội thất văn phòng.
Nội thất theo phong cách Nhật Bản không quá cứng nhắc nhưng tạo cảm giác chắc chắn với độ bền cao. Là đất nước theo chủ nghĩa hoàn hảo, nội thất Nhật Bản cũng được đo đạc với tỷ lệ cân đối và decor đẹp mắt với các họa tiết truyền thống.
Nội thất văn phòng Nhật Bản kết hợp cả văn hóa truyền thống lẫn công nghệ hiện đại một cách hài hòa.
Vật liệu sử dụng thường là gỗ, tre, nứa,… cách điệu để không tạo sự cứng nhắc. Điểm nổi bật của nội thất văn phòng phong cách Nhật Bản chính là các vách cửa luôn được thiết kế tỉ mỉ và đầy tính nghệ thuật.
Những họa tiết truyền thống như họa tiết con sóng, họa tiết hoa anh đào,… hay những chi tiết như rèm cửa lửng, tranh treo tường cũng được đưa vào văn phòng để gợi nhắc về Nhật Bản. Hệ thống màu sắc chủ đạo thường là nâu trầm của gỗ, sắc trắng của khung rèm và sắc xanh của họa tiết sóng biển.
2.5. Thiết kế nội thất văn phòng Hàn Quốc
Phong cách Hàn Quốc trong thiết kế nội thất văn phòng hướng đến sự hiện đại, sáng tạo, phù hợp với xu hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa của văn hóa Hàn Quốc hiện nay.
Thông thường, phong cách nội thất Hàn Quốc chia ra thành 2 hướng: tươi sáng, đáng yêu và đơn giản, tinh tế
Phong cách nội thất Hàn Quốc đi theo 2 xu hướng chính nhằm phù hợp với thiết kế không gian văn phòng. Do đó, màu sắc của đồ nội thất cũng tương đối đa dạng với gam màu nóng, rực rỡ như vàng, hồng, cam,… hay những gam màu tối giản, thể hiện sự tinh tế như trắng – đen, xám – trắng,… Các chi tiết được đưa vào trang trí nội thất cũng đa dạng và có tính sáng tạo cao.
Thông thường, các kiến trúc sư sẽ dựa vào văn hóa doanh nghiệp, sản phẩm doanh nghiệp cung cấp để tìm ra phương án decor ấn tượng.
Trên đây chúng tôi vừa giới thiệu tới bạn các phong cách thiết kế nội thất văn phòng đang là xu hướng phổ biến nhất hiện nay.
Mỗi phong cách thiết kế nội thất cho văn phòng sẽ đem đến sự đa dạng cho không gian văn phòng. Mỗi thiết kế đều có vẻ đẹp riêng, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc làm hài lòng khách hàng, đối tác cũng như thể hiện được văn hóa công ty với đối tượng trên. Do đó, tùy thuộc vào sở thích, nhu cầu sử dụng và văn hóa doanh nghiệp, bạn có thể lựa chọn cho đơn vị mình một phong cách thiết kế nội thất văn phòng hợp lý.
PVDecor luôn đồng hành cùng bạn, hỗ trợ tư vấn nhiệt tình nhằm đem đến cho quý khách một không gian văn phòng hoàn hảo nhất.
———————————————–
Cty TNHH Trang Trí Nội Thất Phạm Vinh
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 64 Trương Định , Phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (+84 28) 39325776
Hotline: 0947 32 34 38
Email: hanh@pvdecor.vn