Phong cách tân cổ điển là một trong những phong cách thiết kế được ưa chuộng hiện nay. Vậy đâu là những đặc điểm để tạo nên phong cách này? Làm thế nào để chọn được đơn vị có thể thi công trọn gói cho “tổ ấm” của bạn? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau nhé!
Phong cách tân cổ điển là gì ?
Khi nhắc đến phong cách tân cổ điển và cổ điển. Nhiều người vẫn còn khá mơ hồ. Bởi những sự đồng điệu của hai phong cách này.
Về mặt hình thức, những kiến trúc tân cổ điển tập trung vào những bức tường hơn là về sự phối hợp màu sáng và tối. Về chi tiết, phong cách tân cổ điển như sự phát triển, kết hợp đa sắc màu của Cổ điển và hiện đại. Và vì thế, phong cách tân cổ điển ngày càng được yêu thích và phổ biến đến tận ngày nay.
Phong cách tân cổ điển đến nay vẫn luôn được lựa chọn
Và bỏ vì sự yêu cầu cao những công trình được thiết kế theo phong cách này đòi hỏi người thợ cần có tay nghề cao và đôi chút tinh thần nghệ sĩ. Để có thể thăng hoa cùng những tác phẩm của mình.
Những công trình tân cổ điển, cần có thời gian thi công tương đối lâu. Bởi mỗi một chi tiết đều cần được chỉnh chu. Tuy nhiên, khi những công trình được hoàn thiện. Giá trị của chúng được xem như là những công trình có giá trị vượt thời gian. Bởi dù thời gian có thay đổi, nhưng những giá trị về thẩm mỹ, về sự cầu kỳ, tỉ mỉ trong từng chi tiết vẫn mang lại sự mãn nhãn cho người xem. Một chút niềm vui và tự hào cho gia chủ.
Đặc điểm phong cách thiết kế cổ điển
Phong cách tân cổ điển kế thừa sự sang trọng, vương giả của những thiết kế thời Baroque, Rococo. Nhưng lại không phô trương, mà mang lại vẻ đẹp tinh tế và trang nhã. Phù hợp với cuộc sống hiện đại.
Trên thế giới, các nhà chuyên gia nhận định phong cách tân cổ điển là một phong cách đầy thách thức cho những nhà thiết kế và thi công nội thất. Bởi ở đó đòi hỏi sự am hiểu về phong cách, lịch sử,kiến trúc, và bề dày kinh nghiệm.
Nhắc đến phong cách tân cổ điển không thể nào không nhắc đến 4 yếu tố quan trọng, đã góp phần cấu thành nên phong cách tuyệt mỹ này: không gian, màu sắc, hoa văn họa tiết và chất liệu.
Về không gian
Việc phân chia không gian nội thất theo từng mảng, ô tuân theo quy tắc “Tỷ lệ vàng” là một trong những điều kiện tiên quyết đối với phong cách này. Việc này sẽ giúp quá trình thiết kế nội thất cho căn hộ được sắp xếp một cách tinh tế, hài hòa hơn.
Màu sắc quý phái
Màu sắc được sử dụng nhiều trong phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển là màu xám, màu đen, đỏ booc-đô, rêu,… Tất cả đều là những màu có tone trầm, những màu sắc được sự yêu thích của vua chúa, giới thượng lưu thời xa xưa. Bên cạnh đó, sự phối hợp với các tone màu sáng như kem, trắng,.. luôn được xuất hiện trong phong cách hiện đại.
Chính sự kết hợp hài hòa này, giúp cho ngôi nhà tân cổ điển vẫn giữ được sự sang trọng, xa hoa của phong cách cổ điển. Nhưng vẫn có đâu đó sự tinh tế, trang nhã của phong cách nội thất hiện đại.
Họa tiết, hoa văn cầu kỳ
Các hoa văn, họa tiết trong phong cách nội thất tân cổ điển được chú trọng bởi đó là yếu tố tạo nên sự nhẹ nhàng, sang trọng cho “tổ ấm”. Tùy và mục đích bạn trang trí mà các hoa văn, họa tiết này được chăm chút tinh xảo, kỹ càng trong các đường nét.
Chất liệu cao cấp
Và cuối cùng, yếu tố tạo nên sự đẳng cấp cho ngôi nhà theo phong cách tân cổ điển nói riêng, và tất cả những phong cách khác. Đó chính là chất liệu tạo nên các sản phẩm nội thất đó. Nếu thiết kế trong vai trò là “tâm hồn” thì chất liệu chính là “thể xác” của sản phẩm.
Cho dù bạn có sở hữu một bản thiết kế đẹp đến đâu, nếu không có chất liệu phù hợp. Người thợ có tay nghề không phù hợp thì đều không thể mang lại sự hoàn mỹ cho ngôi nhà.
Những chất liệu thường được sử dụng trong thiết kế nội thất theo phong cách tân cổ điển là đá hoa cương, gỗ, da. Các loại chất liệu cao cấp này được chế tác cầu kỳ, sáng bóng, giúp cho không gian sống của bạn tỏa sáng và ấm áp vô cùng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thiết kế nội thất phong cách cổ điển mà Phạm Vinh gửi đến bạn. Hy vọng sẽ giúp bạn tìm được mẫu thiết kế nội thất phong cách tân cổ điển ưng ý từ bài viết của chúng tôi. Hẹn gặp lại trong chuỗi bài chia sẻ về các phong cách thiết kế nội thất sau.