Bên cạnh việc ốp các tấm melamine, laminate hay acrylic thì gỗ công nghiệp có thể được sơn trực tiếp lên bề mặt, giúp đem lại những hiệu ứng màu sắc bắt mắt và đa dạng. Hãy cùng Nội Thất Phạm Vinh tìm hiểu kỹ hơn về quy trình sơn gỗ công nghiệp trước khi lựa chọn thi công cho không gian nhà bạn.
Quy trình sơn gỗ công nghiệp tại Phạm Vinh
Quy trình sơn bề mặt gỗ tại Phạm Vinh gồm 5 bước chính, gồm:
Bước 1: Xử lý bề mặt gỗ
Đối với một số đơn vị sản xuất nội thất, trước khi thực hiện sơn gỗ họ cần bả bột mastic để làm phẳng bề mặt.
Tuy nhiên tại xưởng Phạm Vinh thì chúng tôi sẽ đi qua công đoạn đánh nhám mịn P1000 lên bề mặt gỗ nhằm giúp loại bỏ các khuyết điểm của gỗ từ đó sơn phủ sẽ đẹp hơn.
Bước 2: Chuẩn bị sơn
Giai đoạn này, thợ sơn cần phải chọn ra loại màu sơn dùng cho việc sơn lót, sơn bảo vệ bề mặt, sơn màu.
Đối với những màu khó, thợ sơn cần phải tiến hành pha màu để cho ra màu sơn đúng với nhu cầu của khách hàng. Đây là công đoạn yêu cầu sự chỉnh chu bởi nếu màu sơn không chuẩn sẽ khiến thành phầm cuối cùng có màu bị sỉn, tối hoặc mất thẩm mỹ chung.
Bước 3: Sơn lót bề mặt gỗ
Sơn lót là giai đoạn sơn đầu tiên, giúp lớp sơn bề mặt (bước 4) có độ bảm dính tốt hơn, bóng hơn và ít bị bong lớp sơn màu sau này. Bước này thường sẽ đòi hỏi người thợ sơn phải có tay nghề cao để có thể thực hiện một cách tốt nhất.
Tại Phạm Vinh thì thợ sơn sẽ dùng súng phun sơn với áp lực 8kg/cm2, phun sơn ở góc 30 độ, với độ dày 3 lớp.
Ở bước này, thợ sơn cần phải lưu ý không nên sơn 1 lớp quá dày, tránh trường hợp phủ 3 lớp sơn nhưng độ ẩm từ nước trong sơn cao, gây hư gỗ, ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm. Do đó, thợ sơn cần giữ khoảng cách từ 1 – 1.2m khi sơn.
Sau khi sơn lót, các tấm gỗ sẽ được để nghỉ từ 25 – 60 phút (tùy vào loại/hãng sơn sử dụng) điều kiện (nhiệt độ) của môi trường xung quanh.
Tiếp đến, người thợ cần dùng giấy nhám 400 để chà nhẹ bề mặt, sau đó tiến hành chà mịn bề mặt.
Bước 4: Sơn lớp giữa
Công đoạn sơn này có tác dụng giúp bảo vệ bề mặt cốt gỗ công nghiệp. Và bước này chỉ được thực hiện sau khi lớp son lót đã được làm mịn.
Ở lớp sơn này, người thợ có thể sử dụng con lăn hoặc chổi cọ để sơn. Nếu thợ sơn dùng súng phun sơn thì sẽ điều chỉnh súng tương tự như khi sơn lót bề mặt.
Đối với công đoạn này, sau mỗi lần sơn phải để khô (từ 45 – 60 phút) và chà mịn bề mặt. Đến lớp thứ 3 thì thường sẽ không cần dùng giấy nhám chà mịn nữa.
Giai đoạn này thường sẽ mất từ 4 – 6 tiếng đồng hồ (gần một ngày làm việc)
Bước 5: Sơn bề mặt
Sơn bề mặt là công đoạn tạo màu cho tấm gỗ. Ở bước này, tùy thuộc vào loại sơn mà người thợ cần pha màu theo tỷ lệ và quy trình chuẩn của hãng được in trên bao bì.
Đối với công đoạn này, người thợ cần phải chỉnh súng phun sơn có áp lực 8kg/cm2, góc phun 60 độ, khoản cách từ súng phun đến bề mặt sơn từ 45 – 60cm.
Giai đoạn này thường sẽ được sơn 1-2 lớp để màu sắc được thể hiện tự nhiên, sáng và bền màu.
Tuy nhiên, một số loại sơn lại yêu cầu người thợ phải sơn đến 3-4 lớp để có thể tạo màu phù hợp.
Bước 6: Dặm màu và sơn bóng
Sau khi bước 4 – sơn màu bề mặt đã hoàn thiện. Người thợ sẽ dùng giấy nhám mịn để chà mịn bề mặt. Xem xét bề mặt sơn và dặm màu ở những khu vực bị lợt màu.
Sau đó sẽ tiến hành sơn bóng để tạo điểm nhấn cho bề mặt gỗ, bảo vệ lớp sơn màu và tăng độ bền cho sản phẩm.
Sau khi sơn xong, sản phẩm sẽ được phơi nghỉ từ 8-12 tiếng (tùy loại sơn) để khô hoàn toán, sau đó sẽ tiến hành lắp đặt hoặc vận chuyển lên công trình để thi công hoàn thiện.
Có bao nhiêu loại sơn gỗ công nghiệp?
Sơn PU
Sơn PU hay sơn Polyurethane là loại sơn ứng dụng trong việc đánh bóng sản phẩm đồ gỗ nội thất như tủ, giường, bàn ghế,…
Sơn PU được ứng dụng nhiều trong việc tạo màu sản phẩm nội thất sao cho giống gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp nhất có thể.
Sơn PU thường phải trải qua 3 lớp sơn chính gồm:
- Sơn lót – Công dụng làm phẳng bề mặt gỗ, che đi các khuyết điểm trên tấm gỗ
- Sơn màu – Tùy vào nhu cầu của bạn mà công đoạn này có thể sơn đơn sắc hoặc sơn màu gỗ,…
- Sơn bóng – Bước này giúp bề mặt có một độ bóng nhất định, giúp bảo vệ bề mặt sơn khỏi tác động của môi trường như nước, nhiệt và giúp quá trình vệ sinh dễ dàng hơn
Sơn 2k
Sơn 2k là quá trình sơn phủ 2 lớp gồm Polyol Acrylic và Polyisocyanate giúp bề mặt gỗ có màu sắc đanh, sáng bóng và có độ bền cao theo thời gian.
Lợi ích của sơn 2k:
- Màu đẹp, tự nhiên, độ sáng cao
- Khả năng bám màu tốt theo thời gian
- Giúp bảo vệ bề mặt cốt gỗ
- Sơn được nhiều loại vật liệu khác nhau từ gỗ, sứ, đá, gốm,…
Trên đây Nội Thất Phạm Vinh đã chia sẻ quy trình sơn gỗ công nghiệp được các xưởng gỗ công nghiệp hiện nay áp dụng. Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị thi công gỗ công nghiệp sơn PU, sơn 2k chuyên nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: (028) 39325776 để được các chuyên viên Phạm Vinh tư vấn chi tiết và nhận bản vẽ thiết kế tủ bếp MIỄN PHÍ khi thi công nội thất nhé!