Xu hướng thiết kế nội thất văn phòng dẫn đầu năm 2023 về độ hiện đại, chuyên nghiệp và mới lạ không thể thiếu văn phòng MỞ. Vậy bạn có biết, thiết kế văn phòng mở là gì? Ưu và nhược điểm của kiểu thiết kế văn phòng mở này? Hãy cùng PVDecor tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
1. Thiết kế văn phòng mở là gì?
Khái niệm này được hiểu một cách đơn giản là kiểu văn phòng không có sự ngăn cách giữa các không gian và có sự kết nối với cả không gian gian ngoài trời.
Tức là, nhiều người sử dụng chung một không gian làm việc rộng rãi và thoáng đãng, không có các phòng riêng biệt, không có phòng làm việc kín.
Tùy vào kiến trúc tòa nhà, ý tưởng thiết kế nội thất và trang trí mà chúng ta có thể dùng tấm panel nhựa, kính cường lực trong suốt làm vách ngăn. Nhiều văn phòng mở còn tạo ranh giới cho các phòng bằng những chậu cây xanh tươi mát hoặc biến tấu cách bố trí nội thất và sử dụng màu sắc trong văn phòng,…
2. Đặc điểm nổi bật của thiết kế văn phòng mở
Nếu vẫn thấy khái niệm văn phòng mở ở trên cũng mới chỉ chung chung, thì hãy xem những đặc điểm dưới đây để dễ dàng nhận biết kiểu thiết kế văn phòng này nha.
2.1. Loại bỏ hoặc giản lược tối đa tường, vách ngăn
Dù văn phòng diện tích nhỏ hay lớn, thiết kế văn phòng mở sẽ tạo ra một không gian thông thoáng tối đa, gần như là không có điểm ngăn cản.
Tường ngăn, vách ngăn, tường bao hay thậm chí là các cửa ra vào,… phần thì được loại bỏ, phần thì được giản lược. Điều đó, giúp không gian trở nên thông thoáng tối đa. Nhưng quan trọng là vẫn đảm bảo độ an toàn tuyệt đối.
2.2. Giảm tối đa phòng làm việc riêng, các phòng kín
Với văn phòng công ty thiết kế mở, số lượng phòng làm việc riêng, phòng khép kín xuất hiện rất ít. Chỉ các bộ phận đặc thù, cần sự chuyên tâm, tỉ mỉ, đòi hỏi tập trung cao độ sẽ bố trí không gian làm việc riêng, khép kín. Hoặc những phòng ban yêu cầu tính bảo mật cao. Chẳng hạn như: phòng kế toán, phòng IT, Phòng Kỹ Thuật chuyên môn,….
2.3. Sử dụng vách ngăn lửng, vách kính
Tuy thiết kế văn phòng mở khuyến khích sự thông thoáng, có độ kết nối cao nhưng không có nghĩa là không có sự ngăn cách với nhau.
Chẳng hạn như, giữa văn phòng giám đốc với không gian làm việc của nhân viên hay giữa phòng họp – phòng hội nghị với phòng làm việc,…. Lúc này, thiết kế vách ngăn kính, vách ngăn lửng, panel là yêu cầu cần thiết,….
Độ trong suốt của kính vừa có sự kết nối vừa đảm bảo sự riêng tư, bảo mật,… hoàn toàn có thể thay thế cho những bức tường bằng gạch và bê tông ngột ngạt.
2.4. Nhân viên có thể dễ dàng nhìn thấy nhau
Hệ thống vách ngăn trên bàn làm việc hay tủ tài liệu, vách ngăn trang trí,… có thể làm ranh giới phân chia giữa các phòng ban. Việc này giúp văn phòng của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn, dễ dàng phân bổ khoa học mà nhân viên vẫn có thể nhìn thấy nhau.
2.5. Không gian chung rộng lớn
Ưu nhược điểm lớn nhất của thiết kế nội thất văn phòng không gian mở hạn chế tối đa phòng riêng, nên phần lớn diện tích dành cho không gian chung. Đây là một giải pháp vô cùng tuyệt vời dành cho các văn phòng diện tích vừa và nhỏ. Tuy hạn chế về diện tích nhưng vẫn đảm bảo giá trị sử dụng và tính tiện nghi cao.
3. Ưu điểm và nhược điểm của văn phòng mở
Việc lược bỏ, giản lược những bức tường, rào chắn trong mô hình văn phòng mở mang tới nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Nhưng vấn đề nào cũng có hai mặt của nó, bên cạnh những ưu điểm vẫn còn một số hạn chế bạn cần phải biết.
Cụ thể, ưu nhược điểm của kiểu thiết kế văn phòng mở này là gì? Cùng PVDecor tìm hiểu ngay.
3.1. Ưu nhược điểm văn phòng mở đối với nhân viên
* Về lợi ích và ưu điểm
- Tạo điều kiện cho nhân viên tương tác, giao lưu công việc thuận tiện hơn.
- Văn phòng mở thoáng rộng sử dụng những chiếc bàn làm việc module thích hợp với hình thức làm việc đội nhóm.
- Giúp cải thiện tinh thần làm việc, nâng cao hiệu suất công việc của nhân viên nhờ sự kết nối, tương tác, giúp đỡ lẫn nhau.
* Về mặt hạn chế
Văn phòng thiết kế không gian mở sẽ gây tiếng ồn, một vài phiền phức đối với những người xung quanh, bởi hoạt động tương tác cao hơn.
Thiếu sự riêng tư, màn hình máy tính hoặc điện thoại của bạn có thể bị quan sát, xoi mói bởi mọi người xung quanh.
3.2. Ưu nhược điểm văn phòng mở đối với doanh nghiệp
* Về ưu điểm
- Tạo sự đổi mới cho không gian làm việc, giúp nhân viên sáng tạo tốt hơn, bắt kịp xu hướng hiện đại.
- Giúp các doanh nghiệp tiết kiệm, tối ưu chi phí đầu tư. Khi những bức tường gạch, vách ngăn thạch cao được lược bỏ thì chi phí cho kiến trúc, nội thất sẽ giảm.
- Kiểu văn phòng này còn tận dụng ánh sáng tự nhiên tuyệt vời, từ đó giúp tiết kiệm điện năng.
Hiện nay, các ông lớn như Google, Facebook, Cốc Cốc,.… đều lựa chọn áp dụng xu hướng thiết kế văn phòng mở. Bởi vì họ nhận thấy rằng kiểu thiết kế này giúp gia tăng mạnh mẽ hiệu suất làm việc của nhân viên.
* Về nhược điểm
Không gian mở có thể tạo sự kết nối, xây dựng văn hóa doanh nghiệp gắn kết hơn và sẵn sàng sẻ chia. Nhưng chính điều đó cũng gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực. Chẳng hạn:
- Nhân viên tám chuyện trong thời gian làm việc, bị phân tâm bởi hoạt động xung quanh.
- Nhược điểm nữa là gây quá tải tiếng ồn trong văn phòng.
Tuy có không ít những nhược điểm nhỏ, nhưng chúng ta không thể phủ nhận tác dụng tuyệt vời mà giải pháp thiết kế văn phòng mở mang lại. Tin vui cho các chủ đầu tư là chúng ta có thể khắc phục, hạn chế những điểm không tốt đó bằng giải pháp thiết kế nội thất văn phòng phù hợp
PVDecor với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và thi công nội thất văn phòng, chúng tôi đã mang đến rất nhiều giải pháp hay và hiệu quả cho các doanh nghiệp. Để sở hữu một văn phòng, trụ sở làm việc chất lượng và hiệu quả nhất vui lòng gọi ngay số HOTLINE 0947 32 34 38, Miền Nam hân hạnh được phục vụ.