Đâu là cách bố trí nội thất bếp hợp lý nhất?
Nếu bạn là một người nội trợ thường xuyên phải nấu nướng, bạn sẽ có những cách bố trí phù hợp cho riêng mình, hoặc bạn vẫn đang loay hoay tìm kiếm một giải phải bài trí nào đó.
Trong bài viết này, Phạm Vinh sẽ gợi ý cho bạn 5 cách để bố trí khu vực nội thất bếp một cách khoa học, giúp bạn nấu nướng dễ dàng hơn và gia tăng trải nghiệm của bạn trong khu bếp nhà mình.
Bất kể bạn muốn bố trí lại khu vực bếp của mình, hay có nhu cầu cải tạo tủ bếp mới thì bạn luôn phải nắm rõ điều này. Khu vực bếp cần phải được hình thành theo hình tam giác, trong đó có 3 phân khu chính:
- Khu vực tủ lạnh
- Khu vực bồn rửa
- Khu vực nấu nướng
Ba khu vực này nối tiếp nhau tạo thành hình tam giác giúp bạn di chuyển qua lại dễ dàng và thao tác nấu nướng trở lên tiện lợi, gọn gàng hơn.
Tuy nhiên, với nhu cầu về không gian bếp ngày càng lớn của người nội trợ, đi cùng với đó là những yêu cầu khác nhau về khu vực nấu nướng của mỗi gia đình, cũng như bạn không thể thay đổi vị trí của các khu vực như tủ lạnh, lò vi sóng,… (trừ khi bạn đập đi xây lại gian bếp).
Bố trí nội thất bếp thành 5 khu vực chức năng khác nhau
Không gian nấu nướng cơ bản hiện nay cần phải có:
- Không gian lưu trữ thực phẩm: Đây là nơi lưu trữ hầu hết thực phẩm của bạn. Nó có thể được chia làm 2 khu vực nhỏ, khu vực tủ lạnh (thức ăn tươi sống) và khu vực tủ đồ khô (gia vị, gạo, bột, thực phẩm đóng gói,…)
- Không gian lưu trữ vật dụng: Đây là khu vực giúp bạn trữ và đặt các chén đĩa, li tách, thìa, đũa,… sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày.
- Khu vực dọn dẹp: Đây là khu vực để bạn đặt máy rửa chén (nếu có) và bồn rửa.
- Khu vực chuẩn bị: Là nơi bạn sẽ chuẩn bị các nguyên liệu để nấu ăn. Thường sẽ là phần mặt bếp hoặc đảo bếp (nếu có)
- Khu vực nấu nướng: Nơi đặt bếp nấu, ấm nước, hoặc thậm chí cả lò vi sóng.
Phần lớn các gian bếp hiện đại mà Phạm Vinh tư vấn thi công nội thất đều đang được bố trí theo các phân khu như thế này. Kể cả gian bếp của bạn có diện tích hạn chế thì bạn vẫn có thể phân chia chúng thành 5 khu vực với những chức năng riêng biệt.
Lưu trữ đồ dùng gần với các khu vực chức năng nhất có thể
Mục đích của việc phân chia các khu vực chức năng là để giúp bạn lưu trữ đồ dùng ở những vị trí phù hợp, tiện cho quá trình nấu nướng của bạn diễn ra suông sẻ hơn.
Bạn sẽ không muốn mỗi lần vào bếp và phải lục tung từng tủ đồ để tìm được thứ mình cần phải không nào?
Với việc bố trí và lưu trữ đồ dùng theo từng khu vực, bạn sẽ biết được thứ mình cần tìm đang nằm ở khu vực nào, ở gian tủ nào.
Ví dụ: dao, nĩa, muỗng, thớt thì sẽ được đặt ở khu tủ trữ đồ. Trong khi tương ớt, muối, tiêu, bột nêm,… sẽ được đặt ở tủ gia vị.
Không chỉ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm đồ dùng, việc sắp xếp đồ dùng theo từng khu vực còn giúp bếp của bạn trông gọn gàng, ngăn nắp và khoa học hơn. Từ đó tạo cảm hứng nấu nướng mỗi khi vào bếp.
Giờ thì bạn đã hiểu tại sao các Youtuber nấu ăn thường có gian bếp trông ngăn nắp và đẹp đến vậy rồi đấy!
Lưu trữ chén đĩa gần với khu vực bồn rửa
Theo sơ đồ bố trí nội thất bếp, bạn cần đặt tủ chén đĩa gần với khu vực bồn rửa/ máy rửa chén.
Trong quá trình tư vấn bếp cho khách hàng của mình, JAMA thường chia sẻ về 3 vị trí lưu trữ chén đĩa thuận tiện nhất cho người nội trợ.
- Tủ dưới bên tay phải: Thuận theo thao tác tay khi tráng chén đĩa/ lấy chén đĩa đã rửa ra khỏi máy rửa chén, người nội trợ sẽ dễ dàng cầm lấy bằng tay phải và úp chén vào kệ tủ.
- Tủ dưới bên tay trái: Tương tự như hệ tủ bên phải nhưng dành cho người thuận tay trái.
- Tủ bếp trên ngay vị trí bồn rửa: Kết hợp với kệ chén nâng hạ, giúp bạn dễ dàng lưu trữ và lấy chén đĩa mỗi khi cần.
Tất nhiên là bạn vẫn có thể đặt kệ tủ chén đĩa ở những khu vực khác trong gian bếp của mình, nhưng để thuận tiện hơn thì tốt nhất bạn nên đặt kệ chén càng gần với khu vực rửa chén càng tốt.
Khu vực chuẩn bị nên gần với bếp nấu
Chẳng ai muốn chạy tới chạy lui giữa khu bếp chỉ để lấy thức ăn bỏ vào nồi cả.
Dù bếp của bạn là bếp chữ I và không quá dài, thì việc đi tới đi lui như vậy cũng sẽ khiến bạn mệt mỏi hơn và ảnh hưởng đến trải nghiệm nấu nướng của bạn.
Lý tưởng nhất là khi bạn chỉ cần bước 1 đến 2 bước là có thể bỏ nguyên liệu sơ chế vào nồi nấu rồi.
Nếu khu vực bếp cũ của bạn không đáp ứng được tiêu chí này? Đừng lo, bạn có thể dễ dàng cải thiện điều này chỉ với vài bước sau:
- Bất kỳ khu vực trống nào bạn đang có bên cạnh bếp chính, hãy biến nó thành khu vực chế biến món ăn.
- Hoặc bạn có thể thay đổi vị trí của bếp nấu hoặc lò vi sóng đều được.
Làm mọi thứ bạn có thể và bố trí theo cách riêng của bạn
Đương nhiên là, mọi kinh nghiệm mà Phạm Vinh chia sẻ bên trên chỉ đúng một phần nào đó. Việc sắp xếp, phân chia khu vực và giữ mọi thứ ngăn nắp nhất có thể đôi khi không phải ai cũng có thể làm được (một cách dài lâu).
Khi đó, bạn có thể thử mỗi thứ một ít, từ đó thay đổi, bố trí không gian bếp của mình theo cảm nhận của bạn hay theo quy trình nấu nướng của riêng mình, miễn nó phù hợp.
Song, nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu thì việc phân chia khu vực và gom nhóm đồ dùng theo từng khu vực là bước đầu giúp bạn hướng đến việc bố trí bếp trở nên khoa học và tiện lợi hơi.
Nếu bạn đang cần sự trợ giúp trong việc cải tạo hoặc xây mới gian bếp nhà mình, hãy liên hệ ngay cho JAMA để được tư vấn thiết kế tủ bếp theo nhu cầu và công năng sử dụng thực tế của bạn.
Bạn cũng có thể tham khảo các mẫu tủ bếp có sẵn tại Phạm Vinh để có cho mình những ý tưởng cho không gian nấu nướng của riêng mình nhé.